Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết 🙂
1. Nỗi lo đùi to, chân to của các chị em
Đùi to có vẻ như là trăn trở lớn nhất của các bạn nữ, các chị các cô khi bắt đầu tìm đến thể thao nói chung, và chạy bộ nói riêng. Chẳng cần nói đâu xa, vợ mình cũng đã từng rất phản đối chạy bộ với lý do “sợ đùi to“. Phải mất một thời gian thuyết phục (kèm theo cưỡng ép), vợ mới bắt bắt đầu chịu tập chạy chung với mình. Và sau đó khi nhận ra lợi ích tuyệt vời của chạy bộ trong việc giúp thon gọn đôi chân, vợ đã trở thành một tín đồ thực sự và yêu chạy bộ lúc nào không biết.
2. Yếu tố nào quyết định đến hình dáng của đôi chân?
rước khi phân tích về việc chạy bộ có làm đùi to, chân to hay không, chúng ta cần phải hiểu cấu trúc của chân. Tại sao có người chân to, người chân nhỏ? Các yếu tố nào quyết định đến hình dáng của đôi chân? Dưới đây là 3 nguyên nhân chính
Yếu tố di truyền
Mỗi người sẽ có cơ địa và cấu tạo cơ thể khác nhau. Sẽ có những người có đôi chân thon dài bẩm sinh, cũng có những người mang đôi chân to bự từ khi mới lọt lòng. Sự khác nhau này là do cấu trúc gen và yếu tố di truyền của mỗi người. Cứ nhìn Miranda Kerr và Serena Williams dưới đây là sẽ thấy ngay
Serena Williams có tập luyện, hay hút mỡ cỡ nào cũng không thể có được đôi chân triệu đô của Miranda Kerr được. Ngược lại, Miranda có tập chạy, tập tạ 20 tiếng một ngày cũng sẽ không bao giờ bự lên được như Serena. Căn bản vì cấu trúc cơ thể của hai người hoàn toàn khác nhau.
Phân bố mỡ trên cơ thể
Do cấu trúc gen, phân bố mỡ trên cơ thể của mỗi người sẽ khác nhau. Nhiều những người có xu hướng dự trữ mỡ ở vùng thân trên, khiến cho vùng eo và mông mập mạp nhưng đôi chân lại rất gọn gàng.
Bên cạnh đó, sẽ có những người lại có phân bố mỡ ở vùng thân dưới, khiến cho đùi to và mập hơn bình thường, trong khi phần thân trên vẫn mi nhon. Nếu rơi vào nhóm này, bạn cần phải luyện tập chăm chỉ hơn nhiều lần để dọn dẹp bớt mỡ tích trữ trên chân. (Đa số nữ giới ở Việt Nam nằm trong nhóm này)
Tỉ lệ mỡ và cơ
Vóc dáng của đôi chân được tạo nên từ sự kết hợp của xương, cơ bắp và mỡ dưới da. Trong đó, do hệ cơ xương không thể thay đổi, tỉ lệ cơ và mỡ là chìa khóa quyết định đến tính thẩm mỹ (săn chắc, thon gọn hay là mềm nhũn, chảy mỡ) của đôi chân. Tỉ lệ cơ-mỡ trên chân sẽ thay đổi dựa vào phong cách sống, chế độ ăn uống và tập luyện thể thao của mỗi người.
3. Chạy bộ giúp thay đổi vóc dáng
Như đã giải thích ở phần trước, hình dáng đôi chân của bạn sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ cơ-mỡ. Ai siêng năng tập luyện thể thao thì mỡ ít, đôi chân sẽ săn chắc, gọn gàng. Ngược lại, ai tập ít ăn nhiều ngủ nhiều thì đôi chân mập ú toàn mỡ nhão nhét là điều không thể tránh khỏi.
Chạy bộ đã được chứng minh một trong những môn thể thao giúp đốt mỡ tốt nhất. Vì thế, chạy bộ chính là chìa khóa giúp bạn thay đổi vóc dáng của mình, không chỉ vòng eo mà còn cả vòng mông, vòng đùi.
4. Chạy bộ giúp thay đổi vóc dáng
Như đã giải thích ở phần trước, hình dáng đôi chân của bạn sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ cơ-mỡ. Ai siêng năng tập luyện thể thao thì mỡ ít, đôi chân sẽ săn chắc, gọn gàng. Ngược lại, ai tập ít ăn nhiều ngủ nhiều thì đôi chân mập ú toàn mỡ nhão nhét là điều không thể tránh khỏi.
Chạy bộ đã được chứng minh một trong những môn thể thao giúp đốt mỡ tốt nhất. Vì thế, chạy bộ chính là chìa khóa giúp bạn thay đổi vóc dáng của mình, không chỉ vòng eo mà còn cả vòng mông, vòng đùi.
Trước khi trả lời câu hỏi chạy bộ có làm to chân không, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên lý giảm mỡ tăng cơ trong thể thao nói chung.
Nguyên lý giảm mỡ tăng cơ trong thể thao
Ranh giới giữa giảm mỡ và tăng cơ trong thể thao phụ thuộc vào cường độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng. Cùng là chạy bộ, nhưng một vận động viên chạy đường dài (Marathon) sẽ có cấu trúc cơ bắp hoàn toàn khác so với một vận động viên điền kinh chạy cự ly ngắn (100-200m).
Cứ nhìn vào Usain Bolt (vận động viên điền kinh 100m) và Mo Farah (vận động viên chạy đường trường 10K, Marathon) là bạn sẽ thấy ngay.
Chạy cự ly ngắn đòi hỏi sức mạnh và sự bùng nổ, do đó cường độ tập của các vận động viên điền kinh rất nặng. Bên cạnh đó là các bài tập bổ trợ hình thể và chế độ ăn uống khoa học để tối ưu hoá khả năng vận động của cơ bắp. Đó là lý do vì sao các vận động viên điền kinh luôn có cơ bắp cuồn cuộn.
Ngược lại, chạy đường dài (trên 10K) đòi hỏi sự dẻo dai, bền bỉ. Các vận động viên marathon không cần những bó cơ to bự. Họ luôn có body rất gọn gàng, giúp tiết kiệm năng lượng khi chạy, duy trì sức bền trên đường chạy.
Cơ bắp chỉ phát triển khi tập luyện ở cường độ cao và liên tục, đồng thời phải được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Còn khi bạn tập luyện ở cường độ nhẹ và trung bình (chạy bộ, bơi lội, …), lượng mỡ sẽ dần được loại bỏ, các cơ bắp hiện tại sẽ trở nên săn chắc hơn, giúp bạn có thân hình gọn gàng và cân đối hơn.
Nếu bạn chỉ tập luyện thể thao nhằm mục đích giảm cân và nâng cao sức khoẻ, đừng lo lắng gì đến việc bị tăng cơ (có muốn cũng không được đâu). Thay vào đó, hãy chăm chỉ tập luyện đều đặn để đạt hiệu quả giảm mỡ săn cơ tốt nhất (nhớ chú ý chế độ ăn uống nhé)
Chạy bộ không thể biến bạn thành siêu mẫu
Chạy bộ có thể giúp bạn thay đổi vóc dáng. Nhưng đừng mong chờ phép màu chạy bộ sẽ giúp bạn có đôi chân thon dài như Miranda Kerr hay các siêu mẫu Victoria’s Secret. Không bao giờ xảy ra đâu!
Như đã giải thích ở phần trước, hình dáng đôi chân của bạn phụ thuộc cấu trúc xương và tỉ lệ cơ-mỡ trên chân. Nếu bạn có đôi chân “hơi to” so với bình thường, việc bạn cần làm là giảm bớt mỡ thừa trên chân, tạo điều kiện cho cơ bắp vận động để săn chắc hơn. Chắc chắn chỉ sau một thời gian kiên trì, kết quả nhận được sẽ rất đáng ghi nhận.
5. Chạy bộ có làm to chân, to đùi?
Câu trả lời của mình là KHÔNG.
Trừ khi bạn chủ đích chạy ngày chạy đêm đồng thời luôn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cơ chân mới có khả năng phát triển. Với nữ giới, khả năng bị to cơ sẽ cực kỳ thấp vì lượng testosterone (hocmon nam tính, đảm nhận việc phát triển cơ bắp) ở nữ rất thấp, có tập cũng không lên nổi.
Thật sự thì cơ đùi là một trong những vùng cơ bắp khó tập nhất. Bạn cứ vào các phòng gym mà xem: mấy anh đô con ai cũng tập như trâu, rồi sau đó còn uống thêm protein, dinh dưỡng đủ thứ mà có ông nào chân to đâu. Chỉ to được cái phần thân trên, ở dưới nhìn như que tăm, thấy mà gớm
Bạn vẫn không tin?
Vậy để mình lấy bản thân ra chứng minh nhé. Trước đây trước khi chạy bộ, mình chỉ chơi đá banh. Hai bắp đùi của mình trước đây khá to do cơ thì ít, mà mỡ thì quá nhiều. Sau hai năm chạy bộ, trải qua đủ loại bài tập, nặng có nhẹ có, kèm theo cả đá banh, bơi lội,…chinh phục half-marathon, chân đã thon gọn hơn rất nhiều. Mỡ đã được dọn dẹp bớt, cơ bắp săn chắc hơn thấy rõ. Tuyệt nhiên không có chuyện cơ bắp nổi cuồn cuộn đâu nhé!
Nếu bạn nhắm chạy nhiều hơn mình, nhanh hơn mình, ăn uống đủ chất hơn mình thì hãy lo lắng đến chuyện bị tăng cơ nhé. Còn không thì cứ yên tâm mà chạy đi. Chân không bự đâu mà lo.