Home Hỏi Đáp Chạy Bộ Tại sao chạy bộ bị đau cổ chân? Và cách khắc phục –

Tại sao chạy bộ bị đau cổ chân? Và cách khắc phục –

by admin

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết 🙂

    1. Nguyên nhân bị đau cổ chân khi chạy bộ

    Hiện tượng đau cổ chân hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn chạy bộ. Đây là tình trạng cổ chân bị quá tải trên phần gân cơ, mặt khớp, dây chằng. Lý do bạn bị đau cổ chân khi chạy bộ có thể do một số nguyên nhân sau:

    – Không đi giày khi tập luyện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cổ chân và có thể gây ra những biến cố quá trình chạy bộ như vấp ngã, dẫm phải vật sắc nhọn.

    – Một số khác có sử dụng giày chạy bộ nhưng sai cách ví dụ như: buộc dây quá chặt, đế giày cứng, giày không ôm chân… cũng khiến cổ chân đau nhức.

    – Trước khi chạy bộ bạn không khởi động kỹ trước khi tập luyện khiến cổ chân co giãn đột ngột, điều nay sẽ làm tăng khả năng bị chuột rút cao hơn đồng thời khiến cho cổ chân bị đau .

    – Chạy quá nhiều, không điều độ sẽ khiến cổ chân làm việc quá sức, gây áp lực lên dây chằng khiến đau chân.

    – Ngoài ra., cũng không loại trừ trường hợp bạn gặp phải vấn đề nghiêm trọng về phần xương cổ chân. Chú ý xem những vùng xung quanh cổ chân có bị bầm tím, trầy xước hay không.

    Tại sao chạy bộ bị đau cổ chân? Và cách khắc phục -

    2. Cách khắc phục chạy bộ bị đau cổ chân?

    Khi chạy bộ với máy chạy bộ hay chạy bộ tự do nếu thấy hiện tượng đau cổ chân cần dừng ngay bài tập.

    Đau cổ chân khi đi bộ thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân gây đau nhiều vào một vài tuần đầu nhưng sau có thể chấm dứt. Nhiều người thường chủ quan, coi thường bệnh tật mà có thể để lại những di chứng lâu dài sau này.

    Một số phương pháp để xử lý khi bị đau cổ chân:

    – Dừng chạy ngay lập tức để tránh cho cổ chân phải vận động tiếp, sau đó kê bàn chân lên cao khoảng 10-20 cm để máu dễ dàng lưu thông.

    – Có thể sử dụng đá chườm lạnh hoặc thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau.

    – Sau đó đến các cơ sở y tế để được thăm khám kỹ lưỡng xét mức độ tổn thương.

    Đối với chấn thương cổ chân, thời gian phục hồi chấn thương khoảng 3-6 tuần. Sau khi trấn thương hoàn toàn phục hồi  bạn mới nên tiếp tục thực hiện những bài tập nhẹ nhàng nhằm khởi động lại chức năng cổ chân. Chạy bộ rất dễ gặp phải những chấn thương về chân, chính vì thế người bệnh cần hết sức thận trọng những vận động về sau.

    3. Cách khắc phục lâu dài

    •  Đến cơ sở thăm khám và nhận sự chữa trị của bác sĩ chuyên môn. Bạn chỉ sử dụng cách điều trị này nếu như cơn đau mạnh, dai dẳng hay trước đó cổ chân bạn đã bị tổn thương. Việc thăm khám sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng đau ở cổ chân để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng khác có thể đến với bạn.
    • Luôn khởi động trước khi chạy bộ.
    • Lựa chọn trang phục, đặc biệt là giày phù hợp
    • Lập kế hoạch chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa canxi như bơ, đậu phụ, bánh mì, ngũ cốc, trà xanh,…hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm gây viêm, nước ngọt, thịt đỏ, chất kích thích,…
    • Lập kế hoạch tập luyện khoa học

    You may also like

    Leave a Comment