Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết 🙂
Việc hít thở khi chạy bộ là điều vô cùng cần thiết để tăng hiệu quả năng suất tập luyện. Khi chạy bộ, chúng ta cần phải hít thở đúng cách, vì hít thở mang lại nhiều lợi ích:
1. Tránh chấn thương
Theo nhiều tài liệu cho thấy, nhịp thở góp phần quan trọng trong việc tránh chấn thương. Mỗi khi bạn chạy, thì lực của cơ thể sẽ tác động lên chân sẽ bằng 2 đến 3 lần trọng lượng cơ thể.
Và dựa theo tài liệu nghiên cứu của hai học giả Bramble và Carrier từ bang Utah (Mỹ) cho thấy rằng: Lực tác động này sẽ mạnh hơn khi chân chạm đất lúc thở ra.
Hiểu một cách đơn giản thì khi chúng ta thở ra, cơ hoành và cơ bụng liên quan sẽ thả lỏng và làm cơ thể (core) thăng bằng. Do đó, nếu như cùng một chân luôn chạm đất khi bắt đầu thở ra thì một bên của cơ thể sẽ luôn chịu nhiều sức ép. Từ đó dễ dẫn tới sự mỏi mệt, chấn thương.
2. Nâng cao thời lượng tập luyện
Khi bạn hít thở đúng cách thì tất nhiên, thời lượng tập luyện sẽ nhiều hơn. Hít thở không đúng cách, gây ra mệt mỏi, dễ bỏ cuộc khi chạy, cho nên cần phải tập hít thở để tập luyện với thời lượng lâu dài mà không bị mệt.
3. Nâng cao cường độ tập luyện
Bên cạnh đó, khi bạn tập luyện hít thở trong quá trình chạy sẽ giúp nâng cao cường độ tập luyện cho cơ thể. Vì hít thở giúp cải thiện khả năng hô hấp, mà đây là chìa khóa vàng để nâng cao thời gian, cường độ tập luyện.
4. Hít thở đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức khi chạy bộ
Lợi ích khi biết cách hít thở khi chạy bộ sẽ giúp bạn tiết kiệm được sức, dẻo dai hơn trong quá trình chạy. Việc này giúp bạn không bỏ cuộc với đoạn đường mà mình đã vạch ra khi chạy bộ. Đồng thời, đây là kỹ thuật chạy đường dài mà bạn nên nắm bắt để tránh bị đuối sức lực
5. Cách hít thở khi chạy bộ
Để không phải đối mặt với tình trạng bị hụt hơi, thở dốc, không thể tiếp tục được nữa thì bạn cần phải biết cách hít thở khi chạy bộ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Bàn về vấn đề này,chuyên gia trả lời như sau: Không có một nguyên tắc nào quy định cách hít thở trong bộ môn chạy bộ cả. Dựa vào cơ địa, thể trạng mỗi người mà có cách hít thở là khác nhau.
Điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách tự mình tối ưu hơi thể để đạt được kết quả tốt nhất.
+ Mới bắt đầu: Nên kiên nhẫn, để dễ dàng kiểm soát hơn thở của mình. Nên chạy chậm rãi, vì cơ thể cần có sự thích ứng. Chỉ nên chạy với tốc độ vừa phải, không được chạy với tốc độ nhanh và bị mệt trong chốc lát.
+ Khi thấy cơ thể bị hụt hơi, cách tốt nhất là hãy chạy chậm lại, nhưng đừng dừng lại ngay. Tốc độ chậm, nhưng không có nghĩa là chậm hơn tốc độ 7:30 phút/km. Trường hợp, nếu như bạn không duy trì được tốc độ tối thiểu này thì hãy tạm nghỉ bằng cách chuyển sang đi bộ.
+ Hãy thở tự nhiên, thư giãn nhất có thể, đừng tự ép mình thở một cách cứng nhắc.
+ Cách hít thở khi chạy bộ hiệu quả là bạn hãy kết hợp mũi và miệng, sẽ giúp hệ thống hô hấp hoạt động hiệu quả, tăng cường lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Khi chúng ta hít bằng mũi thở bằng miệng kết hợp sẽ giúp cho hiệu suất chạy tốt hơn.
+ Bạn cũng có thể thở bằng bụng khi chạy để duy trì sức bền bỉ.
Nếu bạn là vận động viên chuyên nghiệp, thì hãy tham khảo và nắm rõ cách hít thở khi chạy marathon, hoặc cách hít thở khi đá bóng, nắm vững kỹ thuật chạy đường dài để tránh những tổn thương không đáng có xảy ra trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu.
6. Cách thở và đánh tay trong khi chạy bộ
Thông thường, nhịp thở phổ biến mà bạn có thể thực hành là 3-2 (nhịp thở lẻ). Cụ thể là cứ mỗi ba bước chân, bạn hít không khí sâu vào lồng ngực và sau đó thở ra ở 2 bước chạy tiếp theo. Như vậy, bạn thực hiện thở ra hít vào trong 5 bước chạy.
Tùy thuộc vào sải bước chân chạy của từng người mà điều chỉnh nhịp thở sao cho phù hợp nhất: 3-2 hoặc 2-1.
Cách đánh tay chuẩn nhất: Chuyên gia chia sẻ rằng, bạn hãy đãy để cho hai cánh tay giao động thuận với bước chạy của mình . Đừng quá cứng ngắc ở một góc độ nào đó, hãy thư giãn nhất có thể.
Vậy là mọi người đã nắm được cách hít thở khi chạy bộ mà Giải marathon Vì sức khỏe cộng đồng chia sẻ rồi phải không nào! Hãy chia sẻ thông tin này để mọi người cùng nắm bắt. Chạy bộ là một hoạt động tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần hết sức lưu ý để tránh bị tổn thương, ảnh hưởng tới sức khỏe, xương khớp.